Lái xe cơ bản

Ngày đăng: 02:29 PM 31/07/2024 - Lượt xem: 378

Trước khi lái xe:

  • Các Bạn và phương tiện đều phải ở trong tình trạng tốt để lái.
  • Các Bạn phải có Giấy phépTập lái hoặc Giấy phép Lái xe, cùng với thẻ đăng ký xe chính chủ của Chủ xe.
  • Người lái xe phải điều chỉnh ghế và gương, cũng như
  • Người lái xe phải đảm bảo rằng mọi người ngồi trên xe đều đang thắt dây an toàn.

1. Lái xe với Tinh thần Cẩn tắc

Một quy tắc cơ bản khi lái xe là, trong mọi thời điểm, người lái xe lưu thông trên đường phải luôn kiểm soát phương tiện của mình ở mức độ cần thiết để tránh va chạm. Khi điều khiển một phương tiện cơ giới, cá bạn phải có trách nhiệm vận hành phương tiện đó một cách an toàn. Làm như vậy sẽ hạn chế được các rủi ro cho chính bản thân của bạn, người ngồi trên xe các bạn và những người tham gia giao thông khác.

Quan sát Xung quanh/Ý thức của Người Lái xe

Người lái xe (NLX) cần đưa ra những quyết định liên tục để lái xe an toàn. Để làm được điều này, NLX phải ý thức được những gì đang diễn ra quanh xe mình. Việc liên tục quan sát xung quanh các bạn sẽ giúp quý vị nhìn thấy các vấn đề có thể khiến quý vị phải thay đổi tốc độ hoặc chuyển làn đường. Điều này bao gồm việc quan sát phía trước, hai bên và đằng sau xe. Bằng cách quan sát phía trước và sẵn sàng thay đổi tốc độ hoặc chuyển làn đường, quý vị có thể điều khiển xe một cách an toàn hơn và cho phép bản thân có thời gian nhận biết được các rủi ro. Điều này được gọi là lái xe cẩn tắc

  • Phương tiện đã đi trên đường khi quý vị dừng lại ở nút giao chữ “T”. 
  • Các phương tiện khác, nếu quý vị đang tiến lại gần một nút giao có Biển Nhường đường hướng về phía quý vị.
  • Phương tiện ở làn đường ngược chiều, khi quý vị đang rẽ trái. Làn đường ngược chiều là làn đường có các phương tiện đi ngược chiều.
  • Phương tiện trên đường mà quý vị đang đi vào từ đường chính hoặc một đường nhánh.
  • Phương tiện đã đi vào đường cao tốc, nếu quý vị đang ở đường dẫn vào hoặc dốc tăng tốc.

Quản lý Rủi ro

Hoạt động điều khiển phương tiện cơ giới là một hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hãy cân nhắc các bước sau đây để quản lý rủi ro, đồng thời trở thành một người lái xe an toàn và có trách nhiệm:

  • Điều chỉnh tốc độ, vị trí và hướng di chuyển để phản ứng với các tình trạng đường sá.
  • Duy trì khả năng kiểm soát phương tiện.
  • Gia tăng thời gian phản ứng trước những điều xảy ra xung quanh.
  • Ra tín hiệu để những người lái xe khác hiểu được ý định của quý vị bằng cách sử dụng đèn xi–nhan, v.v.
  • Giữ khoảng cách an toàn giữa xe của quý vị và những người tham gia giao thông khác trên đường.
  • Đừng giả định rằng người lái xe khác sẽ làm những việc mà lẽ ra họ sẽ làm.
  • Luôn cẩn trọng.

2. Quyền Ưu tiên

Quy tắc về Quyền Ưu tiên giữ an toàn cho mọi người trên đường. Những quy tắc này nêu rõ thời điểm quý vị nên “nhường quyền ưu tiên” cho người khác. Nhường Quyền Ưu tiên nghĩa là nhường đường cho các phương tiện khác, người đi xe đạp hoặc người đi bộ đi trước quý vị hoặc băng qua đường trước mặt quý vị. Điều này nghĩa là để họ đi trước.

Mặc dù các quy tắc nêu rõ ai nên nhường Quyền Ưu tiên trong các tình huống khác nhau, nhưng đừng bao giờ cho rằng quý vị nghiễm nhiên có Quyền Ưu tiên (quyền đi trước). Quý vị phải luôn xem xét tình hình và hoàn cảnh.

Quý vị nên nhường Quyền Ưu tiên cho:

  • Phương tiện đang hoặc đã đi vào nút giao trước quý vị.
  • Phương tiện bên phải quý vị, nếu cả hai cùng đến nút giao tại cùng một thời điểm.
  • Phương tiện bên phải quý vị tại nút giao có biển báo dừng.
  • Người đi bộ, người đi xe đạp và phương tiện khác vẫn đang đi trong nút giao.
  • Tăng nguy cơ va chạm vì các phương tiện khác, người đi xe đạp và người đi bộ có thể không phán đoán chính xác khoảng cách của quý vị.
  • Tăng lực và tác động khi va chạm, điều này có nhiều khả năng dẫn đến thương tích nghiêm trọng và tử vong.

Tốc độ phù hợp theo Điều kiện

Người lái xe phải ý thức được và điều chỉnh tốc độ của mình khi xuất hiện các điều kiện bất lợi (xấu). Luật Phương tiện Giao thông Cơ giới Maryland quy định rằng người lái xe phải điều khiển phương tiện ở một tốc độ hợp lý và thận trọng, đồng thời tính đến các mối nguy hiểm hiện hữu và tiềm ẩn. Quý vị có thể lái xe chậm hơn so với tốc độ giới hạn được niêm yết, căn cứ vào điều kiện đường sá, nhưng sẽ là phạm luật khi lái xe ở bất kỳ tốc độ nào nhanh hơn tốc độ giới hạn được niêm yết.

Quý vị nên giảm tốc độ khi gặp các điều kiện sau để giữ an toàn:

  • Những đoạn cua gấp hoặc dốc dựng đứng – nơi tầm nhìn bị hạn chế.
  • Những đoạn đường trơn trượt.
  • Những đoạn đường mà trên đó có thể có người đi bộ hoặc động vật xuất hiện.
  • Các trung tâm mua sắm, điểm đỗ xe và khu phố trung tâm.
  • Giao thông đông đúc.
  • Cầu và hầm thấp.
  • Các trạm thu phí.
  • Các trường học, sân chơi và khu phố đông dân cư.
  • Các nút giao với đường sắt. Đây là khi đường ray xe lửa ngang bằng với đường bộ.

3. Tìm hiểu về Tốc độ Phương tiện

Các biển báo dọc đường cho quý vị biết giới hạn tốc độ là bao nhiêu. Giới hạn tốc độ được ghi là tốc độ hợp pháp tối đa mà quý vị có thể đi trên đường trong điều kiện lý tưởng (hoàn hảo). Quý vị không nên lái xe nhanh hơn giới hạn tốc độ. Quý vị có trách nhiệm luôn phải lái xe với tốc độ an toàn.

An toàn nhất là lái xe ở cùng tốc độ với hầu hết các phương tiện giao thông đang di chuyển, cho đến giới hạn tốc độ tối đa. Lái xe ở tốc độ thấp hơn các phương tiện giao thông khác sẽ khuyến khích các phương tiện khác liên tục vượt xe quý vị. Điều này làm tăng nguy cơ va chạm.

Tốc độ

Quá tốc độ là một trong các yếu tố thường gặp nhất dẫn đến các vụ va chạm. Quá tốc độ không giúp tiết kiệm thời gian và thường dẫn đến việc đưa ra các quyết định có mức độ rủi ro cao. Phương tiện quá tốc độ gây ra các hậu quả nghiêm trọng mà thường là thảm kịch bởi vì nó:

  • Làm giảm khả năng khi đi qua các đoạn đường cong hoặc điều khiển vượt qua các chướng ngại vật trên đường.
  • Mất nhiều thời gian hơn để dừng xe.
  • Giảm khả năng nhận biết và phản ứng của người lái xe với một mối nguy hiểm hoặc tình huống nguy hiểm.
  • Tăng nguy cơ va chạm vì các phương tiện khác, người đi xe đạp và người đi bộ có thể không phán đoán chính xác khoảng cách của quý vị.
  • Tăng lực và tác động khi va chạm, điều này có nhiều khả năng dẫn đến thương tích nghiêm trọng và tử vong.

Tốc độ phù hợp theo Điều kiện
Người lái xe phải ý thức được và điều chỉnh tốc độ của mình khi xuất hiện các điều kiện bất lợi (xấu).
Luật Phương tiện Giao thông Cơ giới quy định rằng người lái xe phải điều khiển phương tiện ở một tốc độ hợp lý và thận trọng, đồng thời tính đến các mối nguy hiểm hiện hữu và tiềm ẩn. Quý vị có thể lái xe chậm hơn so với tốc độ giới hạn được niêm yết, căn cứ vào điều kiện đường sá, nhưng sẽ là phạm luật khi lái xe ở bất kỳ tốc độ nào nhanh hơn tốc độ giới hạn được niêm yết.

 

 

Quý vị nên giảm tốc độ khi gặp các điều kiện sau để giữ an toàn:

  • Những đoạn cua gấp hoặc dốc dựng đứng – nơi tầm nhìn bị hạn chế.
  • Những đoạn đường trơn trượt.
  • Những đoạn đường mà trên đó có thể có người đi bộ hoặc động vật xuất hiện.
  • Các trung tâm mua sắm, điểm đỗ xe và khu phố trung tâm.
  • Giao thông đông đúc.
  • Cầu và hầm thấp.
  • Các trạm thu phí.
  • Các trường học, sân chơi và khu phố đông dân cư.
  • Các nút giao với đường sắt. Đây là khi đường ray xe lửa ngang bằng với đường bộ

 4. Giữ khoảng cách

Luôn giữ khoảng cách an toàn giữa phương tiện của quý vị và phương tiện phía trước. Hầu hết các vụ đâm đầu xe vào đuôi xe kia đều là do việc bám quá sát. MVA khuyến khích nên duy trì khoảng cách tối thiểu bằng 3 đến 4 giây trong điều kiện lái xe lý tưởng. Nghĩa là quý vị phải mất 3 đến 4 giây để đến được cùng một điểm lấy làm mốc so với chiếc xe đi phía trước quý vị. Điểm tham chiếu là một điểm phía trước, chẳng hạn như cầu, cầu vượt, biển báo hoặc điểm đánh dấu số dặm. Chọn một điểm tham chiếu để xác định xem quý  

vị có đi sau xe khác ở khoảng cách an toàn hay không.Khi xe phía trước quý vị vượt qua vật thể đó, hãy bắt đầu đếm 1 “một nghìn”, 2 “hai nghìn”, 3 “ba nghìn”,v.v. Nếu quý vị đếm đến lần thứ 3 là “ba nghìn” trở lên trước khi xe của quý vị đến được cùng vật thể cố định đó, thì tức là quý vị đến trễ hơn xe đằng trước ít nhất 3 giây và quý vị đang di chuyển ở khoảng cách an toàn. Khi đang bám theo sau các phương tiện dừng thường xuyên (xe buýt, xe giao hàng), thì quý vị phải tăng khoảng cách giữa xe của mình và xe phía trước quý vị lên bốn đến năm giây hoặc có thể hơn nếu cần

5 Khoảng cách Dừng xe

Khoảng cách cần thiết để dừng phương tiện là rất quan trọng để giúp lựa chọn tốc độ lái xe an toàn.
Khoảng cách dừng thực tế sẽ tùy theo nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Khoảng thời gian cần thiết để người lái xe quan sát và nhận ra có tình huống nguy hiểm.
  • Loại và điều kiện đường sá.
  • Tình trạng của các gai lốp xe.
  • Tình trạng của phanh.

6 Lái xe trên Làn đường

Phương tiện của quý vị phải được điều khiển trên một làn đường riêng lẻ. Không chuyển làn cho đến khi quý vị xác định rằng việc chuyển làn là an toàn. Quý vị nên tránh việc di chuyển lạng lách giữa các đường kẻ phân làn, cũng như tránh việc chuyển làn tại nút giao.
Thông thường, quý vị nên giữ phương tiện của mình ở phía bên phải đường, trừ khi:

  • Quý vị đang vượt một phương tiện khác di chuyển cùng chiều,
  • Có đèn tín hiệu giao thông thể hiện rõ việc được phép làm như vậy, hoặc
  • Có chướng ngại vật khiến quý vị cần điều chỉnh vị trí của mình trên đường một cách an toàn

Thông thường, quý vị phải vượt bên trái phương tiện khác. Tuy nhiên, có thể chấp nhận được việc vượt bên phải nếu được coi là an toàn, quý vị ở trên lòng đường, và:

  • Phương tiện đó đang chuẩn bị rẽ trái.
  • Quý vị đang ở trên một đường chính không có vật cản trở với hai làn đường cùng chiều trở lên. Không
    bị cản trở nghĩa là không có dải phân cách, biển báo hoặc những thứ khác cản đường.
  • Quý vị đang ở trên lòng đường một chiều không có vật cản trở đủ rộng cho hai làn đường trở lên.
    Khi có phương tiện khác vượt, quý vị phải nhường đường cho phương tiện đó và không được tăng tốc độ.

Người lái xe không được phép vượt:

  • Khi quý vị đang ở khu vực không cho phép vượt.
  • Nơi mà vạch kẻ đường màu vàng liền nằm ở lòng đường phía quý vị.
  • Nơi có hai vạch kẻ đường màu vàng liền nét.
  • Khi việc vượt sẽ làm ảnh hưởng đến sự vận hành an toàn của các phương tiện đang đi tới.
  • Khi đang đi lên đỉnh dốc hoặc trên một đoạn đường cong và quý vị không thể nhìn rõ phía trước.
  • Khi tầm nhìn bị che khuất lúc tiếp cận trong phạm vi 100 ft (30 m) với cầu, đoạn đường trên cao hoặc hầm.
  • Khi đi ngang qua hoặc ở trong phạm vi 100 ft (30m) của một chỗ giao hoặc chỗ giao với đường sắt đồng cấp.
  • Trên lề đường, bên phải hoặc bên trái.

7 Rẽ
Khi rẽ, quý vị phải:

  • Quan sát các biển báo và đèn tín hiệu chỉ dẫn khi nào quý vị có thể rẽ.
  • Có kế hoạch rẽ trước khi quý vị đến điểm rẽ.
  • Bật trước đèn xi–nhan cho phương tiện của quý vị để cảnh báo các xe khác về ý định của quý vị.
  • Quan sát phía sau và hai bên để đảm bảo an toàn khi tiếp cận điểm rẽ trước khi rẽ.
  • Điều chỉnh tốc độ để vào góc cua.

8 Quay đầu

Quay đầu có thể trở nên cực kỳ nguy hiểm và không phải nơi nào cũng là hợp pháp. Nếu phải quay đầu, đầu tiên hãy kiểm tra xem có được phép quay đầu không. Nếu được phép, quý vị hãy bật đèn xi– nhan trái, dừng và nhường đường cho các phương tiện đang tiến lại gần. Khi đường đi của quý vị không còn trở ngại, mở cua ra bên ngoài hay sang bên phải theo hướng ngược với hướng quay đầu.

9 Vượt
Khi được phép vượt, quý vị phải:

  • Ước lượng thời gian và khoảng cách cần thiết để vượt, cũng như đảm bảo quý vị có thể vượt mà không gây cản trở bất kỳ phương tiện nào khác.
  • Sử dụng đèn xi–nhan trước khi vượt để thông báo cho các phương tiện khác xung quanh biết về ý định vượt của quý vị.
  • Chừa đủ hoặc dư khoảng cách và đi quanh phương tiện khác ở khoảng cách an toàn.
  • Quan sát cả hai đèn pha của phương tiện mà quý vị đã vượt qua gương chiếu hậu của quý vị trước khi trở về làn đường ban đầu
  • Chuyển xe về trạng thái cài số nếu là xe số tay hoặc ở chế độ “park” (đỗ xe) nếu là xe số tự động.
  • Quan sát qua gương các phương tiện tham gia giao thông trước khi mở cửa xe. Đóng cửa càng nhanh càng tốt sau khi quý vị ra khỏi xe.
  • Mang theo chìa khóa xe bên mình. Nên hình thành thói quen khóa cửa xe bất cứ khi nào quý vị rời khỏi xe

10 Quy tắc chung về Đỗ xe

Quý vị có trách nhiệm phải đảm bảo rằng phương tiện của mình không trở thành mối nguy hiểm khi đỗ. Điều này nghĩa là phương tiện không gây hại cho bất cứ ai. Quý vị phải luôn:

  • Đỗ xe ở những khu vực dành cho việc đỗ xe.
  • Khi đỗ xe dọc theo lòng đường, hãy đỗ xe của quý vị càng xa phần đường dành cho việc lưu thông càng tốt. Nếu có lề đường, hãy đỗ càng sát lề đường càng tốt.
  • Kéo phanh khi đỗ xe.
Facebook